Coi chừng viêm tai giữa chỉ vì hay đi bơi nơi công cộng

Theo như bạn mô tả, có thể bạn bị hoặc viêm tai xương chũm do bị nhiễm trùng tai (virut, vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, tụ cầu…) trong quá trình bơi lội. Khi mới bị viêm, vùng tổn thương sẽ bị viêm sung huyết và tiết dịch, nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ khỏi nhanh chóng. Sau giai đoạn này là đến giai đoạn viêm mủ, nếu được điều trị đúng cách cũng có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn.

Có thể bạn bị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm do bị nhiễm trùng tai (virut, vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, tụ cầu…) trong quá trình bơi lội.Căn bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm ở trẻ ​Thủng màng nhĩ vì viêm tai giữa Viêm tai giữa ở trẻ: Bệnh nguy hiểm khó lường Hướng dẫn mới về điều trị viêm tai
Sau một thời gian đi bơi tai tôi có hiện tượng ù, đau và chảy nước vàng có mùi tanh hôi. Tôi đã dùng kháng sinh và vệ sinh tai thường xuyên nhưng không hết. Xin hỏi tôi mắc bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Hoàng Thị Duyên (Thanh Hóa)

viem-tai-giua-do-boi-loi
Viêm tai giữa mạn tính có 2 loại, đó là viêm tai giữa mạn nhày và mạn mủ hôi. Ảnh minh họa
Theo như bạn mô tả, có thể bạn bị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm do bị nhiễm trùng tai (virut, vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, tụ cầu…) trong quá trình bơi lội. Khi mới bị viêm, vùng tổn thương sẽ bị viêm sung huyết và tiết dịch, nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ khỏi nhanh chóng. Sau giai đoạn này là đến giai đoạn viêm mủ, nếu được điều trị đúng cách cũng có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp của bạn có thể các giai đoạn viêm đầu không có triệu chứng nên không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh đã chuyển thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai xương chũm.

Viêm tai giữa mạn tính có 2 loại, đó là viêm tai giữa mạn nhày và mạn mủ hôi. Viêm tai giữa mạn nhày không nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đôi chút nhưng loại này có thể tự khỏi, để lại vết sẹo hoặc lỗ thủng màng nhĩ, di chứng với các mức độ điếc khác nhau. Còn thể viêm tai giữa chảy mủ hôi, mủ thối do viêm xương thì không thể điều trị khỏi bằng thuốc mà phải phẫu thuật và cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm khác, đồng thời phải làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, chứ tự uống kháng sinh chỉ làm nhờn thuốc, điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *